Hướng Dẫn Về Tài Trợ Vốn Lưu Động

Tài Trợ Vốn Lưu Động Là Gì?

02/02/23

Tài trợ vốn lưu động là khi một doanh nghiệp vay tiền để trang trải các chi phí hoạt động hàng ngày và trả lương thay vì mua thiết bị hoặc đầu tư. Tài trợ vốn lưu động thường phổ biến ở những doanh nghiệp có dòng tiền không đều đặn.

Các điểm chính của bài viết:

Nhiều công ty thuộc các ngành nghề khác nhau đều sử dụng hình thức tài trợ vốn lưu động để mở rộng và tăng quy mô kinh doanh.

Chẳng hạn như, một doanh nghiệp lớn có dòng tiền đều đặn có thể đăng ký vay vốn lưu động để tài trợ cho việc mở rộng hoạt động sang một thị trường mới. Trong trường hợp này, khoản vay sẽ đóng vai trò như một “bộ đệm” cho đến khi thị trường mới ổn định. Tương tự, doanh nghiệp quy mô nhỏ có thể đăng ký nhận tài trợ vốn lưu động để lấp đầy khoảng trống giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra khi doanh nghiệp đang trên đà phát triển.

Tầm Quan Trọng Của Tài Trợ Vốn Lưu Động Đối Với Doanh Nghiệp

Cho dù có đang phải đối mặt với vấn đề dòng tiền hay không, có thêm nguồn tiền mặt dự trữ luôn luôn hữu ích, nó đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp trong những tình huống bất ngờ.

Tài trợ vốn lưu động giúp doanh nghiệp ứng phó sự thiếu hụt tiền mặt trong ngắn hạn và các trường hợp khẩn cấp khác.

Lợi Ích Của Tài Trợ Vốn Lưu Động

Giải pháp tài chính này đem lại lợi ích cho nhiều loại hình và mục đích kinh doanh khác nhau. Dưới đây là các lợi ích chính của tài trợ vốn lưu động:

Bù đắp phần chi phí bị thiếu hụt

Tài trợ vốn lưu động giúp duy trì hoạt động kinh doanh bằng cách tài trợ cho các khoản thiếu hụt thanh toán và đáp ứng yêu cầu về vốn lưu động.

Các doanh nghiệp nhỏ hoặc đang phát triển thường phụ thuộc vào các khoản phải trả để có vốn lưu động trang trải các chi phí hoạt động hàng ngày. Tài trợ vốn lưu động có thể giúp đáp ứng như cầu này mà không cần bổ sung thêm vốn chủ sở hữu.

Không Yêu Cầu Thế Chấp

Các công ty có xếp hạng tín dụng cao được tài trợ vốn lưu động không cần tài sản đảm bảo. Họ không bị mất quyền sở hữu tài sản thế chấp khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Khả năng tiếp cận nguồn tài trợ không cần thế chấp sẽ giúp nâng cao xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.

Nhanh Hơn Và Linh Hoạt Hơn

Vì các doanh nghiệp thường tìm kiếm nguồn tài trợ vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu tài chính cấp bách, cho nên các tổ chức tín dụng cần một quy trình xử lý nhanh chóng.

Các chuyên gia tài chính hiểu được:

  • Tầm quan trọng của việc cấp vốn nhanh và nhu cầu khôi phục hoạt động kinh doanh nhanh chóng của doanh nghiệp.
  • Thời hạn thanh toán linh hoạt.
  • Lãi suất có thể thay đổi tùy thuộc vào rủi ro liên quan đến ngành nghề và mô hình kinh doanh.

Tác Động Tích Cực Đến Tỷ Lệ Vòng Quay

Để hoàn toàn hiểu được lợi ích của tài trợ vốn lưu động, trước tiên cần phải nắm được khái niệm tỷ lệ vòng quay vốn lưu động.

Tỷ lệ vốn lưu động là chỉ số đánh giá khả năng của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn của mình. Nó cũng cho thấy trước mắt công ty sẽ cần tài trợ bao nhiêu vốn lưu động.

Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp tài chính tối ưu nếu như doanh nghiệp không có dòng tiền đáp ứng được các khoản thanh toán định kỳ.

Nếu như doanh nghiệp chưa có lịch sử số liệu tài chính rõ ràng, thì đăng kí hợp đồng vay thế chấp nên là chiến lược chủ đạo cho tới khi xếp hạng tín dụng được cải thiện.

Chia sẻ bởi Velotrade, nền tảng tài trợ vốn cho doanh nghiệp.

Thấy thông tin này hữu ích? Hãy theo dõi Velotrade trên mạng xã hội

Để có một bức tranh rõ ràng hơn về các lợi ích của hình thức tài trợ vốn lưu động, hãy cùng xem qua ví dụ của một Công ty thương mại đồ da.

4 Hình Thức Tài Trợ Vốn Lưu Động

Có nhiều hình thức tài trợ vốn lưu động. Phổ biến nhất trong số đó là:

Mỗi hình thức sẽ có các ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ dễ dàng thông qua các hình thức tài trợ vốn có tỉ lệ thế chấp lớn, tùy thuộc vào mức tín nhiệm doanh nghiệp.

Table defining the 4 types of working capital solutions, their scope, pros and cons, and whether or not they are revolving facilities.

Ưu và Nhược Điểm của 4 Giải Pháp Tài Trợ Vốn Lưu Động

Khoản Vay Vốn Lưu Động

Rất đơn giản, đây là khoản vay để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh hàng ngày. Quy mô gói vay cũng rất đa dạng – thông thường từ 2.000 đến 5 triệu USD.

Ví dụ, một doanh nghiệp đăng ký khoản vay để trang trải chi phí thuê mặt bằng. Thuê mặt bằng sẽ gián tiếp giúp công ty tiếp tục kinh doanh tạo ra lợi nhuận để tất toán khoản vay khi đáo hạn.

Một trong những hạn chế của vay vốn lưu động là nó phải được thực hiện lại thủ tục vay mới mỗi lần đáo hạn. Vì lý do này, vay vốn lưu động là giải pháp tài trợ vốn lưu động kém hấp dẫn trong dài hạn so với các giải pháp khác. Vì vậy, hình thức này không phù hợp đối với các doanh nghiệp thường xuyên thiếu hụt dòng tiền.

Thấu Chi

Thấu chi thường được chính ngân hàng quản lý tài khoản của doanh nghiệp cung cấp. Trong khi đó, cơ sở tín dụng quay vòng sẽ được bên thứ ba là các tổ chức tín dụng khác cung cấp.

Đối với chủ tài khoản, thấu chi hoạt động giống như hạn mức tín dụng. Nếu số dư tài khoản giảm xuống dưới 0, ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn một mức bảo vệ thấu chi nhất định. Điều này giúp giao dịch của bạn không bị từ chối và séc của bạn không bị trả lại.

Bảo vệ thấu chi có thể được liên kết với tài khoản doanh nghiệp nhưng thường được các cá nhân sử dụng. Tại Việt Nam, các tài khoản ngân hàng cá nhân và tài khoản thương mại của doanh nghiệp đều phải đăng ký thấu chi.

Thấu chi rất giống với hạn mức tín dụng.

Hạn Mức Tín Dụng

Là hình thức vay vốn mà tổ chức cho vay cho phép một doanh nghiệp vay vốn và trả nợ nhiều lần khi cần thiết trong hạn mức nhất định.

Đây là giải pháp tài trợ vốn lưu động dài hạn và linh hoạt.

Ví dụ, một doanh nghiệp được cấp hạn mức tín dụng trong một năm. Công ty vay và trả 60% số tiền phân bổ hàng tháng.

Giả sử doanh nghiệp bắt đầu hoạt động cao điểm vào mùa hè và cần vay một khoản tiền lớn từ hạn mức tín dụng của mình.

Hạn mức tín dụng cho phép doanh nghiệp:

  • Sử dụng tín dụng khi cần thiết
  • Có mức lãi suất thấp hơn so với các khoản vay ngân hàng trả một lần khác

Lý do là hạn mức tín dụng chỉ tính lãi suất tích lũy khi có phát sinh dư nợ.

Tài Trợ Hóa Đơn

Giải pháp tài trợ vốn lưu động dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ này sẽ dễ tiếp cận hơn so với các hình thức tài trợ vốn khác.

Vì sao? Bởi vì giải pháp này dựa trên tài sản, trong trường hợp này là hóa đơn.

Ví dụ, nếu một doanh nghiệp có một hóa đơn chưa nhận được thanh toán, tài trợ hóa đơn sẽ giúp mau chóng bổ sung lượng tiền mặt thiếu hụt này vào ngân quỹ. Hiểu sâu hơn về cách thức hoạt động của tài trợ hóa đơn thông qua bài viết mở rộng khái niệm này của chúng tôi.

Ba Chiến Lược Tiếp cận Tài Trợ Vốn Lưu Động

Do có nhiều hình thức tài trợ vốn lưu động khác nhau, nên sẽ có nhiều chiến lược và cách tiếp cận khác nhau được áp dụng để quản lý vốn lưu động của một doanh nghiệp.

Cách tiếp cận phù hợp nhất sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp.

Dưới đây là ba chiến lược vốn lưu động mà doanh nghiệp có thể lựa chọn dựa trên điểm tín dụng, ngành nghề và quy mô kinh doanh, tỷ lệ quay vòng vốn lưu động và mục tiêu tài chính:

Conservative, Aggressive, and Hedging are 3 types of working capital strategies firms can adopt based on their risk profile, scope, and purpose.

Các Chiến Lược Vốn Lưu Động Dựa Trên Hồ Sơ Công Ty

Chiến Lược Thận Trọng –  Đúng như tên gọi, chiến lược này tài trợ vốn lưu động với rủi ro và khả năng sinh lời thấp.

Trong trường hợp này tài trợ vốn lưu động chủ yếu được đảm bảo bằng các giải pháp dài hạn. Ví dụ như, huy động vốn cổ phần, khoản vay có kỳ hạn hoặc chứng khoán dài hạn như trái khoán tín dụng.

Chiến lược này cũng tài trợ một phần vốn lưu động tạm thời. Vốn lưu động tạm thời là đường cong biến động vốn lưu động ròng trên vốn lưu động thường xuyên.

Các công ty có chu kỳ biến động cao như du lịch hay nông nghiệp có thể áp dụng cách tiếp cận này.

Phương pháp này giúp doanh nghiệp phòng ngừa trước rủi ro mất khả năng thanh toán.

Chiến Lược Mạo Hiểm – Ngược lại, cách tiếp cận mạo hiểm bao gồm việc tận dụng tối đa các lựa chọn tài chính ngắn hạn.

Cách tiếp cận mạo hiểm nhằm tăng tốc chu kỳ kinh doanh và giúp giảm lượng tài sản nhàn rỗi, tránh phát sinh chi phí không cần thiết.

Mặc dù đem lại những lợi thế về tính hiệu quả, cách tiếp cận này có rủi ro cực kỳ cao so với tiếp cận thận trọng.

Chiến Lược Trung Dung –  Có lẽ đây là cách tiếp cận hợp lý nhất, thực tế nhất và được áp dụng thường xuyên nhất.

Cách tiếp cận này bao gồm việc sử dụng các giải pháp tài chính dài hạn để hạch toán tài sản cố định và vốn lưu động thường xuyên.

Đồ thị minh họa bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của ba chiến lược vốn lưu động.

Chiến lược dài hạn và ngắn hạn được sử dụng nhằm giải quyết nhu cầu vốn lưu động tạm thời và thường xuyên.

A graph visualising the 3 working capital strategies.

Chiến lược Thận Trọng, Trung Dung, Mạo Hiểm là những chiến lược tài trợ vốn lưu động được các công ty lựa chọn

Không có giải pháp tài chính tổng quát cho tất cả, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn hoàn toàn hiểu rõ hoàn cảnh của mình trước khi lập kế hoạch cho doanh nghiệp của mình.

Doanh nghiệp cần hiểu rõ về vốn lưu động của mình ở mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh.

Nguồn Tài Trợ Vốn Lưu Động

Một khi bạn hiểu được các yêu cầu về vốn lưu động của minh, bạn sẽ tự hỏi nên tìm nguồn tài trợ ở đâu.

Có rất nhiều tổ chức tín dụng đang cung cấp các hình thức tài trợ vốn lưu động khác nhau, như đã giải thích ở trên.

Từ các ngân hàng truyền thống và tổ chức tín dụng cho đến các chương trình tài trợ thiên thần và các tài chính thay thế khác, số lượng các lựa chọn là rất nhiều.

Các công ty công nghệ tài chính (Fintech) như Velotrade đang góp phần vào chuyển đổi ngành tài chính thương mại thông qua các mô hình kinh doanh số hóa.

Velotrade mong muốn cải thiện các hệ thống phức tạp và không thể tiếp cận bằng cách sử dụng một nền tảng hoàn toàn kỹ thuật số, trực quan cao và dễ sử dụng. Quá trình này không yêu cầu thế chấp tài sản để đảm bảo cho khoản vay.

Velotrade cung cấp các giải pháp vốn lưu động nhằm giúp các doanh nghiệp duy trì dòng tiền mặt ổn định, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Cho dù bạn là một công ty Thương mại điện tử, xuất nhập khẩu, bán lẻ hay chuỗi cung ứng thuộc các ngành công nghiệp khác nhau, chúng tôi đều có thể giúp bạn đáp ứng nhu cầu tài trợ vốn lưu động.

Tài trợ vốn với Velotrade
Hoàn toàn online
Không cần thế chấp
Linh động
Minh bạch

Velotrade tài trợ vốn cho các hoạt động của công ty một cách nhanh chóng và không yêu cầu tài sản thế chấp.