Content
Đã có một vài dấu hiệu đáng mừng từ phía Trung Quốc khi số lượng các ca nhiễm mới đã giảm đáng kể và lực lượng lao động sẽ được quay trở lại làm việc nhằm đưa các nhà máy về hoạt động bình thường. Tuy nhiên, sự phụ thuộc quá lớn vào các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng hàng loạt của Trung Quốc đại lục đã khiến cho thị trường quốc tế nhận ra rằng có rất ít sự lựa chọn về chuỗi cung ứng và rất khó khăn trong việc duy trì tính ổn định của nền kinh tế toàn cầu khi phải đối mặt với một cú sốc quá lớn.
Và với tiến độ đưa các nhà máy ở Trung Quốc về hoạt động bình thường vẫn còn đang dang dở, một mối đe dọa kinh tế tiềm tàng đang dần xuất hiện bởi sự sụt giảm đột ngột trong nhu cầu tiêu dùng tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Song song với hoạt động tái cân đối danh mục đầu tư khi phải đối mặt với những tình huống thị trường đầy thử thách như đã được đề cập trong bài viết này, việc đánh giá chuỗi cung ứng hiện tại và cân nhắc phân tán rủi ro thông qua đa dạng hóa sản xuất cũng là vô cùng quan trọng.
Các thị trường quốc tế đang đối phó với virus Covid-19 như thế nào?
Tốc độ lây nhiễm cao của virus Covid-19 đã đẩy phần lớn dân số trên thế giới vào tình cảnh nguy hiểm và chính phủ các nước đang hướng tới mục tiêu “làm phẳng đường cong” và giảm tốc độ lây nhiễm nhằm tránh sự quá tải cho những dịch vụ y tế địa phương. Những quy định khắt khe hơn đã khiến cho người dân thực hiện “giãn cách xã hội” nhằm hạn chế sự tiếp xúc, hoạt động giảng dạy ngừng lại, trường học đóng cửa và càng ngày càng nhiều người làm việc tại nhà, tránh tụ tập đông người hay tham gia bất kì các hoạt động xã hội với quy mô lớn.
Khi nhiều thị trường quốc tế bước vào trạng thái tạm ngừng hoạt động, cơ hội chi tiêu tiền cũng bị giới hạn đáng kể. Ngành công nghiệp khách sạn và du lịch chịu ảnh hưởng đầu tiên, nhưng hầu hết tất cả các hoạt động kinh tế khác cũng đã nhanh chóng bị tác động. Niềm tin kinh doanh cũng chịu ảnh hưởng nặng nề khi các công ty đang gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh ở mức ổn định trong khi nguồn doanh thu của họ sụt giảm đáng kể. Hậu quả gần như không thể tránh khỏi chính là việc cắt giảm nhân sự để duy trì sự tồn tại của công ty. Giai đoạn tốc độ lây nhiễm đột biến này của virus Covid-19 đồng nghĩa với việc các hoạt động thường nhật sẽ mất thời gian khá dài quay trở lại bình thường và nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu đang ngày càng trở nên cận kề hơn.
Ba viễn cảnh có thể xảy ra sau cuộc khủng hoảng này
Chúng ta vẫn chưa thể chắc chắn được rằng đại dịch virus Covid-19 sẽ tiếp diễn và kết thúc như thế nào bởi vì chủng virus này mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây và các nhà khoa học chưa thể hiểu rõ hoàn toàn về nó. Có hàng loạt vấn đề tồn tại khiến cho đại dịch này trở nên khó lường, bao gồm tính theo mùa (liệu chủng virus này có thể tồn tại tốt được trong thời tiết ấm hơn của mùa xuân và hè ở bán cầu bắc) và mức độ tác động của những ca nhiễm chưa được phát hiện với triệu chứng nhẹ (Nguy cơ lây nhiễm không có triệu chứng). Khả năng tái nhiễm virus của các trường hợp đã bình phục cũng có nguy cơ lại làm gia tăng số lượng bệnh nhân tại các quốc gia mà ban đầu được cho rằng đã có chuyển biến theo chiều hướng tốt (ví dụ như Trung Quốc). Với khả năng cao sẽ phải mất nhiều tháng trời nữa thì một loại vắc–xin đã được thử nghiệm và kiểm duyệt mới có thể xuất hiện, chúng ta rất khó có thể lường trước được mức độ ảnh hưởng của virus Covid-19 tới sức khỏe và hoạt động kinh tế trên toàn cầu sẽ ra sao. Dưới đây chúng tôi phân tích về ba viễn cảnh có thể xảy ra sau cuộc khủng hoảng này:
1/Hồi phục nhanh chóng
Theo bản Báo cáo tóm lược về Đại dịch COVID-19 công bố bởi McKinsey & Company, viễn cảnh lạc quan nhất này giả định rằng số lượng các ca nhiễm sẽ tiếp tục tăng do khả năng lây nhiễm cao của chủng virus này, dẫn đến những phản ứng dữ dội từ người dân và sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, với các biện pháp hiệu quả được thực hiện bởi chính phủ các nước nhằm kiểm soát sự lây lan virus tương tự như ở Trung Quốc, mối quan tâm của công chúng sẽ đạt đỉnh chỉ trong vài tuần. Với tỷ lên tử vong ở trẻ em và người trong nhóm tuổi lao động thấp, các nhà chức trách cho rằng mức độ quan tâm của người dân sẽ giảm dần mặc dù đại dịch vẫn sẽ tiếp tục lan rộng, trong khi đó, những người lớn tuổi – đặc biệt là những người với tình trạng sức khỏe yếu hay suy giảm miễn dịch – lại vô cùng cẩn trọng để bảo đảm sức khỏe của bản thân. Hầu hết người dân đều áp dụng những phương thức cẩn thận hơn – ví dụ như giãn cách xã hội – và giả định rằng chủng virus này có tính theo mùa và sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thời tiết ấm hơn của mùa xuân và hè.
Trong viễn cảnh này, tốc độ phát triển GDP toàn cầu sẽ giảm từ con số ước tính 2,5% xuống còn 2% trong năm 2020, với Trung Quốc đóng vai trò lớn nhất trong sự sụt giảm này (giảm từ 6% xuống còn xấp xỉ 4,7%); khu vực Đông Á giảm 1% và các quốc gia với nền kinh tế lớn trên toàn thế giới giảm khoảng 0,5%. Trung Quốc dự kiến sẽ hồi phục được lại sản lượng sản xuất (mặc dù chỉ số niềm tin tiêu dùng nội địa có thể đến hết Quý 2 2020 mới có thể hồi phục hoàn toàn)
2/Hoạt động kinh tế toàn cầu bị kìm hãm
Viễn cảnh này cho rằng tốc độ kiểm soát chủng virus này trên toàn thế giới diễn ra chậm hơn so với ở Trung Quốc và mức độ lây nhiễm cao xảy ra trên khắp Châu Âu và Mỹ, nhưng xét về từng địa phương, các biện pháp đối phó hiệu quả đến từ chính phủ và phương thức giãn cách xã hội được áp dụng bởi người dân và các công ty đang mang lại kết quả tích cực. Kì vọng rằng mặc dù chủng virus này sẽ lây truyền qua Châu Phi, Ấn Độ và những khu vực đông dân cư khác nhưng khả năng lây nhiễm của nó sẽ giảm dần theo tự nhiên do mùa xuân sẽ bắt đầu ở bán cầu bắc.
Đối với Mỹ, giả định rằng có khoảng tổng cộng từ 100.000 đến 500.000 ca nhiễm, với một “điểm nóng” lây nhiễm chứa 40-50% số lượng các ca nhiễm, cùng với hai hoặc ba điểm nhỏ khác chứa số lượng ca nhiễm ngang nhau và số các ca còn lại trải rộng rải rác. Phản ứng này sẽ kéo dài từ 6 đến 8 tuần tại các thành phố với mức độ lây nhiễm cao và từ ba đến bốn tuần tại các thị trấn lân cận. Cú sốc từ nhu cầu tiêu dùng được dự đoán sẽ khiến cho GPD toàn cầu sụt giảm một nửa trong năm 2020, xuống còn trong khoảng 1 – 1,5%. Điều này sẽ kìm hãm hoạt động của nền kinh tế thế giới nhưng vẫn chưa đủ để khiến cho suy thoái toàn cầu.
Trong viễn cảnh này, sự kìm hãm hoạt động kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa nặng nề hơn so với các doanh nghiệp lớn, đồng thời các nền kinh tế kém phát triển sẽ chịu tác động nặng nề hơn các nền kinh tế phát triển. Không phải tất cả mọi lĩnh vực sẽ đều chịu tác động như nhau: lĩnh vực dịch vụ – như hàng không, du lịch – khả năng cao sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất, với các hãng hàng không phải đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng về lượng du khách trong mùa du lịch, dẫn tới phá sản và bị mua lại.
Sự giảm sâu của chỉ số niềm tin tiêu dùng khả năng cao sẽ đồng nghĩa với việc mức tăng trưởng của nhu cầu thị trường vẫn còn bị trì hoãn. Điều này có ảnh hưởng lớn tới các công ty kinh doanh hàng tiêu dùng (và cả nhà cung cấp của họ) hoạt động với mức vốn lưu động ít ỏi và tỷ suất lợi nhuận ròng hạn hẹp. Mức cầu được mong đợi sẽ tăng vào khoảng tháng năm tháng sáu khi mối lo ngại về virus đã giảm đi. Hầu hết tất cả các lĩnh vực khác cũng sẽ chịu tác động nặng nề do sự sụt giảm GDP quốc gia và toàn cầu, ví dụ, xăng dầu và khí gas sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi vì giá dầu vẫn thấp hơn dự kiến cho đến Quý 3.
3/ Đại dịch và Suy thoái kinh tế
Viễn cảnh này tương tự như trường hợp kìm hãm hoạt động kinh tế toàn cầu đã được nêu ở trên, nhưng với giả định rằng chủng virus Covid-19 không theo mùa và sẽ không bị ảnh hưởng bởi thời tiết ấm lên của mùa xuân ở bán cầu bắc. Mức độ tái nhiễm virus của những du khách di chuyển qua biên giới các nước cũng sẽ góp phần làm gia tăng thêm số lượng ca nhiễm được dự đoán trong Quý 2 và Quý 3, có khả năng làm quá tải các hệ thống cơ sở y tế trên toàn thế giới và trì hoãn sự hồi phục của chỉ số niềm tin tiêu dùng cho tới Quý 3 và có thể lâu hơn nữa. Tác động kinh tế nghiêm trọng của viễn cảnh bi quan nhất này có khả năng cao sẽ dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu, với mức tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020 giảm còn 0,5 – 1,5%.
Giảm thiểu áp lực của đại dịch Covid-19 đặt lên chuỗi cung ứng
Hàng loạt các viễn cảnh có thể xảy ra sau cuộc khủng hoảng này phản ánh sự thật rằng vẫn còn quá nhiều câu hỏi vẫn chưa tìm được câu trả lời xung quanh tác động toàn diện gây ra bởi chủng virus này.
Tuy nhiên, chúng ta có thể gần như khẳng định rằng đại dịch Covid-19 là một sự kiện “thiên nga đen” – một sự kiện không thể đoán trước, vượt quá những tình huống thường được dự kiến gây ra những hậu quả nghiêm trọng – tác động tới ngành y tế trên quy mô toàn cầu và kìm hãm đáng kể sự phát triển của nền kinh tế theo cách mà ít có cuộc khủng hoảng nào đã làm được trước đây.
Đây là một thử nghiệm lớn cho chuỗi cung ứng toàn cầu tại thời điểm nó đang chịu áp lực từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài. Mặc dù vai trò là nhà sản xuất hàng hóa chính của Trung Quốc vẫn chưa được kiểm chứng, nhưng tác động của Covid-19 đã cho thấy rủi ro khi phụ thuộc vào một nguồn hàng hóa và linh kiện sản xuất duy nhất- bất kể hiệu quả và hiệu quả chi phí như thế nào.
Khả năng cao Trung Quốc sẽ có sự sụt giảm 0,2 – 0,5% trong GDP – tương đưới với 500 tỷ Nhân Dân Tệ, theo Bain & Company, mức độ ảnh hưởng của virus Covid-19 lớn hơn ít nhất 5 lần so với virus SAR vào năm 2002-2003, với rất nhiều ngành công nghiệp đã phải chịu tổn thất lớn bao gồm thực phẩm và đồ uống, sản phẩm tiêu dùng, ô tô, điện tử, máy móc, thiết bị điện và kinh doanh bán lẻ truyền thống.
Với viễn cảnh nêu trên, mỗi nhà nhập khẩu hay thương hiệu với ý định hợp tác với các đơn vị sản xuất trong nội địa Trung Quốc cần phải tự trả lời một vài câu hỏi quan trọng, bắt đầu bằng: “Chuỗi cung ứng của mình bền vững tới mức nào?”
Mỗi doanh nghiệp cần có sự hiểu biết sâu sắc về từng nhà cung cấp của mình – không chỉ là những đối tác chính mà còn cả những đối tác thầu phụ hạng hai và hạng ba. Mục tiêu ở đây là để xác định được vấn đề trước khi chúng trở nên quá nghiêm trọng và ảnh hưởng tới kế hoạch giao hàng. Ví dụ, pin lithium ion là linh kiện quan trọng trong rất nhiều sản phẩm điện tử, chỉ cần thiếu đi cũng sẽ có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng của các phương tiện chạy điện, máy vi tính, điện thoại di động, dụng cụ điện và các hệ thống lưu trữ của mạng lưới điện.
Khi đã có được sự hiểu biết sâu sắc hơn, câu hỏi tiếp theo các doanh nghiệp cần phải trả lời là: “Làm cách nào chúng ta có thể đa dạng hóa sản xuất một cách thành công?”
Những điểm yếu của chuỗi cung ứng lộ rõ ra trong cuộc khủng hoảng hiện tại khi đó có thể được giải quyết thông qua việc đa dạng hóa nguồn sản xuất để có các nhà sản xuất khác với mức chi phí tương tự ở châu Á hoặc thậm chí di dời một phần hoặc toàn bộ quy trình sản xuất gần hơn.
Cuối cùng và có lẽ cũng là câu hỏi cấp bách nhất: “Tình hình tài chính của các nhà cung cấp của chúng ta hiện đang như thế nào?”
Điều quan trọng cần nhớ là đôi khi các nhà sản xuất phải đối mặt với những vấn đề về dòng tiền khi xử lý các đơn đặt hàng quy mô lớn cho khách hàng quốc tế và trong nền kinh tế bất ổn, họ có thể phải đối mặt với những thách thức có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và đặt các đơn hàng vào tình trạng cấp bách.
Các khách hàng với nguồn lực tài chính mạnh có thể tận dụng mối quan hệ với ngân hàng của họ để tài trợ hóa đơn cho nhà cung cấp và đồng thời củng cố vị trí đối tác của họ nhờ dịch vụ Chiết khấu hóa đơn và Bao thanh toán thông qua một nền tảng trực tuyến như Velotrade.
Khả năng các nền tảng Chiết khấu và Bao thanh toán định giá lại các tài sản ngắn hạn hoặc từ chối giao dịch thương mại đảm bảo rằng những tài sản được đưa tới các nhà đầu tư là vô cùng an toàn và đã được đánh giá rủi ro một cách kỹ lưỡng.
Chia sẻ bởi Velotrade, nền tảng tài trợ vốn cho doanh nghiệp.
Thấy thông tin này hữu ích? Hãy theo dõi Velotrade trên mạng xã hội
Không cần thế chấp
Linh động
Minh bạch
Velotrade tài trợ vốn cho các hoạt động của công ty một cách nhanh chóng và không yêu cầu tài sản thế chấp.
Further reading:
Trade Finance Explained | More Financing Articles | More Trade Articles