Giải quyết khủng hoảng

Giải quyết khủng hoảng- Bệ phóng cho sự tăng trưởng trong tương lai

02/02/23

Các cuộc khủng hoảng xuất hiện dưới nhiều hình thái khác nhau, nhưng chưa từng có cuộc khủng hoảng nào trong lịch sử đem tới nhiều thách thức như Đại dịch Covid-19. Việc người tiêu dùng “ở nhà tránh dịch” đã khiến doanh số bán hàng giảm xuống gần như bằng không. Các nhà hàng, tiệm café, quán bar và nhiều dịch vụ kinh doanh khác đều đang phải hạn chế tối thiểu hoạt động. Duy chỉ có lĩnh vực thương mại điện tử cho thấy những tín hiệu tích cực.

Với tình trạng trì trệ của nền kinh tế, chẳng có gì bất ngờ khi các doanh nghiệp SME tại khu vực Châu Á đang phải chật vật để tồn tại. Trong nhiều lĩnh vực, chuỗi cung ứng hiện đang bị đình trệ và không ai biết được chắc chắn rằng khi nào những đơn hàng mới sẽ xuất hiện. Doanh thu thì nhỏ giọt nhưng các khoản chi phí như tiền thuê mặt bằng, tiền lương công, nhân viên và chi phí hoạt động vẫn cần được thanh toán.

Thật khó có thể nhớ ra được bất kì cuộc suy thoái kinh tế nào trong lịch sử có mức độ ảnh hưởng sâu sắc cũng như trên quy mô lớn như Đại dịch Covid-19. Vì vậy, chẳng ngạc nhiên gì khi thấy các CEO đang phải “vắt óc” suy nghĩ nhằm tìm ra giải pháp. Dưới đây là một vài mẹo giúp các doanh nghiệp “sống sót” qua Đại dịch Covid-19 và chuẩn bị cho sự tăng trưởng trong tương lai.

Hãy duy trì sự tập trung và bình tĩnh khi đối mặt với khủng hoảng

Khi phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng có tính chất nghiêm trọng như Covid-19, yếu tố cảm xúc phải được đặt sang một bên và doanh nghiệp cần đánh giá khách quan về tình hình kinh doanh của mình.

Một khi đã nhận thức được rõ ràng về tình hình của doanh nghiệp mình, các CEO cần phải xác định hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy, họ cần cân nhắc đến tất cả những phương án khả thi.

Để nhìn nhận vấn đề một cách rõ hơn, việc nhận ra được rằng những cú sốc kinh tế cứ vài năm lại xảy ra là vô cùng quan trọng. Đây là một phần trong chu kỳ kinh tế thông thường. Tình cảnh khó khăn của nền kinh tế sẽ chấm dứt và nối theo sau là giai đoạn kinh tế hồi phục trở lại.

Khi đã hiểu rõ được điều này, các doanh nghiệp cần phải có một cái nhìn tích cực hơn cho tương lai. Chuẩn bị cho giai đoạn 4 đến 6 tháng tới khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi.

Vạch kế hoạch chi tiết

Trong thời kì suy thoái kinh tế, doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn dành cho việc lên kế hoạch. Hãy tận dụng cơ hội này để chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng sắp tới.

Bắt đầu với việc đánh giá tổng thể doanh nghiệp và các mục tiêu cốt lõi. Trau dồi hiểu biết sâu sắc hơn về tình hình hiện tại của thị trường và đặt ra những mục tiêu mới.

  • Chuẩn bị một chiến lược tập trung vào những thế mạnh của doanh nghiệp.
  • Phân bổ lại sự tập trung cho các mục tiêu cốt lõi cũng như những nguyên tắc kinh doanh và đảm bảo rằng mình có được sự ủng hộ của đội ngũ nhân viên về lâu dài.
  • Tìm kiếm những cơ hội mang lại cho doanh nghiệp lợi thế so với các đối thủ.
  • Lên kế hoạch nhằm tận dụng tối ưu những lợi thế có được.
  • Củng cố sự tự tin và niềm tin của bản thân với tư cách là một nhà lãnh đạo. Tự tin tiến về phía trước bất chấp những khó khăn trước mắt.

 

Tập trung vào yếu tố con người – Đội ngũ nhân viên của bạn chính là “mảnh ghép” thiết yếu trong việc vượt qua khủng hoảng và thành công trong tương lai của doanh nghiệp

Trong tình hình Đại dịch Covid-19 hiện nay, việc các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí là một điều vô cùng dễ hiểu. Tuy nhiên, họ cần phải thực hiện điều này một cách cẩn thận nhằm tránh cắt giảm nhân sự quá mức.

Tạo cho đội ngũ nhân viên cảm giác thoải mái thông qua việc củng cố sự tự tin và niềm tin của bản thân bạn. Với tư cách là nhà lãnh đạo, bạn cần phải đưa doanh nghiệp mình tự tin tiến về phía trước.

Ý chí quyết tâm mạnh mẽ và sức mạnh từ niềm tin là những điều bạn cần để có thể thuyết phục đội ngũ nhân viên ủng hộ mình trong giai đoạn đầy khó khăn hiện nay.

Việc giữ cho đôi ngũ nhân viên chủ chốt trong trạng thái luôn sẵn sàng hành động đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhờ đó doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các cơ hội mới để có thể vượt lên trước những đối thủ.

Phương thức lý tưởng này giúp doanh nghiệp tránh phải sa thải nhân viên đồng thời vẫn giúp giảm thiểu chi tiêu quá mức. Các phương án bao gồm cho nhân viên tạm thời nghỉ việc (nghỉ việc tạm thời hưởng lương hoặc hưởng 1 phần lương). Ví dụ như đồng ý cắt giảm lương hoặc trả lương chậm kết hợp với trả 1 phần hay toàn bộ lương dưới dạng cổ phiếu của công ty. Ngoải ra, doanh nghiệp còn có thể chọn giải pháp thương lượng trực tiếp để giải quyết các nhu cầu và mối quan tâm của từng cá nhân.

Duy trì liên lạc với những cá nhân quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn

Trong giai đoạn khủng hoảng, hãy giữ liên lạc thường xuyên với đội ngũ nhân viên, khách hàng và đối tác kinh doanh. Thông qua việc thể hiện rõ ràng mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ có thể duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và đối tác xuyên suốt quãng thời gian khủng hoảng. Vì vậy, một kế hoạch có tính tập trung và ý chí quyết tâm tồn tại sẽ có thể giúp các doanh nghiệp phục hồi trở lại trong giai đoạn Hậu Covid-19.

Nhờ việc duy trì các kênh liên lạc, bạn sẽ có thể giải quyết các vấn đề ngay khi chúng chỉ mới nảy sinh. Ngoài ra, doanh nghiệp bạn cũng sẽ đạt được những thành công nổi bật hơn so với những đối thủ có bộ máy tổ chức yếu kém trên thị trường.

Đổi mới sáng tạo là hướng đi cho tương lai

Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, Đại dịch Covid-19 đã tạo ra một mối đe dọa vô cùng lớn đối với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp. Các CEO đang ngày càng nhận thức được nhu cầu cấp bách của việc thay đổi mô hình kinh doanh hiện tại.

Những doanh nghiệp “sống sót” qua Đại dịch Covid-19 sẽ cần phải đổi mới sáng tạo. Họ bắt buộc sẽ phải thích nghi để có thể tạo động lực cho tương lai không chắc chắn trước mắt. Việc cố gắng duy trì tình trạng hoạt động như trước vì cho rằng mọi thứ sẽ quay trở lại bình thường có thể đem lại rủi ro vô cùng lớn cho doanh nghiệp.

Bây giờ chính là cơ hội cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Họ cần phải hành động thật nhanh trong khoảng thời gian vài tháng sắp tới trước khi nền kinh tế phục hồi lại.

Xu hướng Số hóa – Định hình lại hoạt động kinh doanh cho sự tăng trưởng trong tương lai

Người tiêu dùng đã đối phó với Đại dịch Covid-19 thông qua việc thay đổi thói quen sống và làm việc. Các doanh nghiệp cần tự điều chỉnh bằng cách chuyển dịch dần sang xu hướng làm việc kỹ thuật số. Hơn bao giờ hết, dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời có thể giúp doanh nghiệp của bạn trở nên nổi bật giữa 1 rừng các đối thủ trên thị trường.

Những doanh nghiệp với mô hình kinh doanh truyền thống có thể ứng dụng xu hướng Số hóa như một cơ hội tăng trưởng nhằm cải thiện phương thức tiếp cận thị trường của họ qua nhiều kênh khác nhau.

Kể cả những doanh nghiệp hiện đã kinh doanh trực tuyến cũng cần phải mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, trong thời gian tới, mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ càng trở nên khắc nghiệt hơn do có thêm nhiều đối thủ ứng dụng xu hướng Số hóa.

Xu hướng Số hóa có thể giúp biến đổi và mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, điều này cần sự đồng tâm hiệp lực của toàn bộ đội ngũ bên trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, CEO phải có ý chí quyết tâm và niềm tin để có thể truyền nguồn cảm hứng cho toàn bộ đội ngũ nhân viên.

Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về quy trình và lợi ích của xu hướng Số hóa doanh nghiệp, tham khảo tại đây.

Đưa ra những thay đổi trong công tác quản lý để phản ánh trạng thái bình thường mới

Những thay đổi mới về mặt xã hội cũng như trong kinh doanh khả năng cao sẽ vẫn tồn tại sau khi Đại dịch Covid-19 đã lắng xuống. Các doanh nghiệp nên tận dụng những thay đổi này nhằm khiến cho toàn bộ đội ngũ nhân viên cảm thấy thoải mái trong môi trường văn phòng.

Những thay đổi bao gồm giãn cách xã hội, cung cấp sản phẩm vệ sinh, vị trí bàn làm việc, quy tắc sử dụng phòng họp và quy tắc sử dụng thang máy. Ngoài ra, chính sách quản lý thực phẩm trong văn phòng cũng rất quan trọng.

Xu hướng làm việc linh động nên được áp dụng phổ biến hơn. Các doanh nghiệp nên cung cấp cho nhân viên máy tính xách tay và các phần mềm cần thiết để họ có thể làm việc bên ngoài văn phòng. Tuy nhiên cần đảm bảo rằng bí mật kinh doanh và bảo mật dữ liệu được xử lý hiệu quả. 

Kinh doanh 101 – Đảm bảo nguồn tài chính ổn định

Khi dòng doanh thu chảy vào nhỏ giọt giữa Đại dịch Covid-19, các nhà sản xuất SME là một trong những người chịu ảnh hưởng nặng về nhất. Tình hình càng trở nên phức tạp do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, khách hàng của họ cũng chậm trễ trong việc thanh toán các hóa đơn.

Lợi nhuận giảm đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải phản ứng khẩn trương. Vì vậy, họ cần phải cắt giảm chi phí hoạt động và nhận biết các cơ hội huy động vốn. Thông tin chi tiết về cách đảm bảo những quy tắc quản lý dòng tiền trong tình hình kinh tế khó khăn được cung cấp trong bài viết này.

Chính phủ Hong Kong đã ban hành một loạt các biện pháp hỗ trợ các chủ doanh nghiệp. Ví dụ như: các biện pháp với mục tiêu duy trì công việc cho người lao động và khắc phục khó khăn về dòng tiền. Tuy nhiên, một trong những biện pháp tốt nhất là huy động vốn thông qua phương thức tài trợ hóa đơn trên nền tảng trực tuyến.

Hướng tới một tương lai Hậu Covid-19

Cho dù có quy mô và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng, Đại dịch Covid-19 có thể là bàn đạp cho sự tăng trưởng trong tương lai. Để hiện thực hóa điều này, các CEO phải vạch ra một kế hoạch với định hướng rõ ràng. Họ phải tính đến cả những nhu cầu của đội ngũ nhân viên đồng thời tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới mẻ và cân nhắc về tiềm năng của xu hướng Số hóa. “Trong cái rủi nào cũng có cái may” – Chưa thời điểm nào trong lịch sử mà câu thành ngữ này lại phù hợp hơn ngày nay.

Chia sẻ bởi Velotrade, nền tảng tài trợ vốn cho doanh nghiệp.

Thấy thông tin này hữu ích? Hãy theo dõi Velotrade trên mạng xã hội

Tài trợ vốn với Velotrade
Hoàn toàn online
Không cần thế chấp
Linh động
Minh bạch

Velotrade tài trợ vốn cho các hoạt động của công ty một cách nhanh chóng và không yêu cầu tài sản thế chấp.