Content
Tài Trợ Dựa Trên Khoản Phải Thu: So Sánh Tổ Chức Tài Chính Truyền Thống và Nền Tảng Cho Vay
Lo lắng về việc tìm nguồn tài trợ tài chính có thể khiến cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) mất ngủ hàng đêm.
Sự biến động trong số lượng đơn hàng, chi phí sản xuất và nhu cầu mua trước nguyên vật liệu – tất cả những yếu tố này khiến cho việc xác định thời điểm doanh nghiệp cần thêm vốn lưu động trở nên vô cùng khó khăn.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn sẵn các phương án tài trợ tài chính trước khi một đơn hàng lớn khiến cho họ phải đau đầu do sự hạn chế về nguồn lực và dòng tiền.
Sự phức tạp của các khoản vay ngân hàng
Vay ngân hàng có thể sẽ là phương án đầu tiên các doanh nghiệp nghĩ tới khi gặp phải khó khăn về tiền mặt, tuy nhiên các tổ chức tài chính chính thống ngày càng trở nên miễn cưỡng trong việc cho các doanh nghiệp SME vay kể từ khi các yêu cầu pháp lý chặt chẽ hơn đã được thiết lập sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-8
Trước khi giải ngân, các nhà quản lý ngân hàng luôn muốn biết mục đích sử dụng của khoản vay – thường sẽ yêu cầu thông tin về ngân sách và bản báo giá từ nhà cung cấp – cũng như sẽ hỏi chi tiết về chiến lược kinh doanh tổng quát của công ty, mối quan hệ với khách hàng, các khoản phải thu và tình hình hàng tồn kho. Các tài khoản của công ty cũng có thể sẽ được phân tích kĩ lưỡng, tập trung cụ thể vào lịch sử tín dụng và dòng tiền. Các giao ước pháp lý đôi khi cũng sẽ được ngân hàng áp dụng để quản lý hành vi của bên vay: nếu tỷ số nợ trên tài sản và tỷ số khả năng trả lãi mục tiêu không được đáp ứng một cách nhất quán, bên vay sẽ phải đối mặt với nguy cơ khoản vay bị hủy bỏ.
Nói ngắn gọn, việc nộp hồ sơ vay vốn từ ngân hàng có thể là một quy trình đòi hỏi sự toàn diện – và luôn tồn tại khả năng bị từ chối, bởi vì các tổ chức tài chính lớn đôi khi không sẵn lòng giao dịch với các doanh nghiệp SME, nhất là khi họ có thể tập trung vào những giao dịch lớn hơn và có khả năng sinh lời cao hơn.
Chiết khấu hóa đơn – một phương thức huy động vốn thay thế vô cùng thuận tiện
Khi tìm kiếm các phương án tài trợ tài chính thay thế, doanh nghiệp SME có thể cân nhắc phương thức Chiết khấu hóa đơn, cho phép các công ty nhận về các khoản tạm ứng trên các hóa đơn chưa được thanh toán và giúp họ nhanh chóng mở rộng quy mô kinh doanh.
Ngày nay, các nền tảng trực tuyến, tự phục vụ như Velotrade có thể được dễ dàng truy cập từ bất kì máy tính hay thiết bị di động nào. Toàn bộ quy trình đều là kỹ thuật số và không cần phải đến bất kì chi nhánh ngân hàng hay văn phòng, xếp hàng chờ đợi hay điền thông tin vào những biểu mẫu trên giấy.
Sau khi tuân thủ quy trình thẩm định toàn diện đơn giản, người sử dụng có thể truy cập tất cả các tính năng trên nền tảng và đăng các hóa đơn của công ty để tìm kiếm nguồn tài trợ.
Một phiên đấu giá được tạo cho các hóa đơn được đăng lên thì các Nhà đầu tư chuyên nghiệp được phê duyệt sẽ có thể bắt đầu cung cấp nguồn tài trợ.
Giao dịch sẽ được hoàn tất trong vài ngày và nguồn vốn tài trợ sẽ được chuyển tới tài khoản ngân hàng của người sử dụng ngay sau khi phiên đấu giá kết thúc.
Bên bán hóa đơn sẽ ngay lập tức nhận được 90% giá trị hóa đơn để đáp ứng nhu cầu về vốn của họ, phần còn lại sẽ được chuyển khoản sau khi khách hàng của họ đã thanh toán toàn bộ hóa đơn.
Chi phí được giữ ở mức tối thiểu để đảm bảo mức giá “bình dân” của dịch vụ và nền tảng chỉ thu một khoản % nhỏ tính trên giá trị của hóa đơn cho mỗi giao dịch.
Đơn giản hóa quy trình thẩm định toàn diện; đảm bảo huy động vốn tài trợ thành công
Khi cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại, Velotrade tập trung vào những giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ giữa bên bán và bên mua. Tính hợp lệ của mỗi giao dịch sẽ được đánh giá để đảm bảo hai bên đang có một quan hệ thương mại tốt, thông qua việc đặt ra những câu hỏi: Đã có bất kỳ giao dịch hợp lệ nào trong khoảng 12 tháng vừa qua không? Có bất kì tranh chấp nào đáng kể không? Bên mua có thanh toán đúng hạn không?
Trong trường hợp này, bên bán được trải qua một quy trình thẩm định toàn diện tương đối nhẹ nhàng, trong đó báo cáo tài chính của công ty sẽ được đánh giá một cách cẩn thận. Phương thức tiếp cận hiệu quả cao này gây ra ít bất tiện nhất có thể bởi vì bên mua là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc giải quyết từng hóa đơn và công việc đánh giá của họ có thể được đảm nhiệm bởi một nhà cung cấp bảo hiểm tín dụng thương mai và đội ngũ tín dụng của Velotrade.
Đi kèm với quy trình thẩm định toàn diện, một quy trình đơn giản được tuân thủ, bao gồm thu thập thông tin khách hàng (KYC) – yêu cầu xác định chủ sở hữu cuối cùng của công ty – và luật chống rửa tiền (AML) – để xác nhận không có sự tài trợ cho các hoạt động bất hợp pháp.
Trái lại, các ngân hàng có cách tiếp cận thận trọng hơn và trước khi đồng ý tài trợ cho một hóa đơn, họ thường tốn rất nhiều thời gian nghiên cứu chi tiết về cả bên mua và bên bán, bao gồm rất nhiều các thông tin thừa thãi.
Ngoài ra, bản chất bảo thủ của các ngân hàng đồng nghĩa với việc họ sẽ yêu cầu những khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ tài chính thương mại phải cung cấp danh sách các giao dịch trong 12 tháng vừa qua và đòi hỏi tài sản thế chấp hoặc áp đặt các khoản phí tài chính lên tài sản hoặc máy móc của công ty.
Sử dụng dịch vụ Tài trợ thương mại trên nền tảng Velotrade đem lại hiệu quả hơn rất nhiều, đơn giản bởi vì mỗi hóa đơn sẽ được coi như một tài sản với giá trị hữu hình và một khi quy trình đánh giá toàn diện khách hàng đã được hoàn tất, phiên đấu giá và quy trình chuyển vốn tài trợ sẽ có thể được nối tiếp ngay lập tức.
Phương thức tiếp cận linh hoạt, không rắc rối cho việc cung cấp sự hỗ trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp SME này mang lại một nguồn vốn tài trợ thay thế quan trọng, sẵn sàng bất kì lúc nào để đáp ứng cho chu kì thương mại.
Chia sẻ bởi Velotrade, nền tảng tài trợ vốn cho doanh nghiệp.
Thấy thông tin này hữu ích? Hãy theo dõi Velotrade trên mạng xã hội