Những ý chính trong bài viết:
- Tầm quan trọng của Tài trợ Chuỗi cung ứng
Dịch vụ tài trợ linh hoạt, hiệu quả và tiện lợi cho quản lý chuỗi cung ứng. Hãy cùng tìm hiểu như thế nào! - Tài trợ Chuỗi cung ứng hoạt động như thế nào?
Minh hoạ quá trình Tài trợ Chuỗi cung ứng với một công ty tài chính - Ví dụ và phép tính
Bản tính toán chi phí cụ thể trong một ví dụ dễ hiểu - Đăng ký nhận tài trợ vốn như thế nào?
Ai có thể đăng ký? Đăng ký như thế nào?
Content
SCF trên thị trường toàn cầu
Tài trợ Chuỗi cung ứng là dịch vụ có thể áp dụng cho cả doanh nghiệp vừa và nhỏ và cả doanh nghiệp lớn. Có thể kể đến như: các khoản vay, Tài trợ đơn đặt hàng, Bao thanh toán và Chiết khấu hoá đơn là phổ biến nhất.
Các bên liên quan đến SCF là những người tham gia trong tài chính thương mại điển hình: Bên mua kết nối các nhà cung cấp của mình với tổ chức tài chính.
Tài chính chuỗi cung ứng giúp tất cả các bên đều có lợi vì những lý do dưới đây.
Tầm quan trọng của tài trợ chuỗi cung ứng?
Tài trợ Chuỗi cung ứng rất quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu toàn cầu nhờ vào khả năng tăng thêm tính linh hoạt và mức độ an toàn cho các giao dịch thương mại.
Cùng tìm hiểu sâu hơn.
Giao dịch quốc tế mất nhiều thời gian vận chuyển hơn so với giao dịch trong nước. Việc Bên mua hàng hoá thương lượng các điều khoản thanh toán là vô cùng phổ biến.
Thông lệ, thị trường hiện tại cho phép Bên mua thương lượng và gia hạn các điều khoản thanh toán. Ví dụ: có thể mất từ 30 đến 120 ngày kể từ khi giao hàng đến khi thanh toán hóa đơn.
Dữ liệu nền tảng Velotrade cho thấy 57 ngày là thời hạn thanh toán trung bình được thỏa thuận.
Các nhà cung cấp có thể đăng ký tài trợ và nhận tiền mặt ngay lập tức để bù đắp khoản thiếu hụt thanh toán này.
Một mô hình tài trợ hiệu quả
Tài trợ Chuỗi cung ứng phụ thuộc vào mối quan hệ giữa Bên mua và nhà cung cấp, và sự tham gia của Bên mua vào đơn xin tài trợ vốn.
Uy tín tín dụng của Bên mua mạnh sẽ tăng thêm sức nặng cho việc đánh giá giới hạn tín dụng của nhà cung cấp. Các nhà cung cấp có thể tiếp cận nguồn tài chính ở mức chi phí thấp hơn với sự tham gia của Bên mua.
Xác minh mối quan hệ Bên mua-nhà cung cấp là điều cần thiết trong đánh giá tín dụng.
SCF tăng cường quản lý chuỗi cung ứng
Chương trình tài trợ giúp quản lý chuỗi cung ứng và cải thiện năng suất của nhà cung cấp. Nó cho phép các nhà cung cấp tăng lượng hàng tồn kho, trả lương và thậm chí đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Tầm quan trọng của Bên mua trong việc tăng cường mối quan hệ kinh doanh với nhà cung cấp cũng giúp ích cho tình hình tài chính của nhà cung cấp.
Do đó, tài trợ chuỗi cung ứng mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu trong hệ sinh thái thương mại.
Tài trợ chuỗi cung ứng cải thiện điều kiện thương mại cho cả hai bên:
- Bên mua có thể thương lượng các điều khoản thanh toán với nhà cung cấp và giảm rủi ro vỡ nợ của nhà cung cấp.
- Tương tự như vậy, các nhà cung cấp có thể quản lý dòng tiền của họ tốt hơn nhờ khả năng tiếp cận nguồn tài chính với chi phí thấp hơn.
Vai trò của tổ chức tài chính
Đầu tiên và quan trọng nhất, tổ chức tài chính chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục thẩm định và tiến hành quy trình “Hiểu khách hàng của bạn” (KYC) đối với các đối tác tham gia.
Các thủ tục này giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến quá trình tài trợ.
Là một phần của quản lý rủi ro SCF, tổ chức tài chính phân tích cẩn thận mức độ tin cậy và độ dài của mối quan hệ thương mại.
Sau khi xác nhận hợp đồng, tổ chức tài chính sẽ chuyển số tiền tạm ứng cho nhà cung cấp.
Công ty tính phí hoa hồng dựa trên số tiền, số ngày được tài trợ và tỷ lệ đã thỏa thuận.
Tổ chức sẽ tính phí dựa trên số tiền giao dịch để giám sát quá trình tài trợ.
Chia sẻ bởi Velotrade, nền tảng tài trợ vốn cho doanh nghiệp.
Thấy thông tin này hữu ích? Hãy theo dõi Velotrade trên mạng xã hội
Tài trợ chuỗi cung ứng hoạt động như thế nào?
Việc vận chuyển hàng hóa đánh dấu một trình tự thiết yếu đối với SCF, chỉ ra các cơ sở phù hợp nhất để tài trợ.
Trước khi giao hàng, tài trợ cho đơn đặt hàng là giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp muốn tham gia tài trợ SCF.
Sau khi giao hàng, việc tài trợ chuỗi cung ứng thường được thực hiện thông qua các giải pháp tài trợ hóa đơn.
Quy trình
Quá trình này được tóm tắt với các bước sau:
- Tiến hành đánh giá thẩm định KYC (Know-Your-Client – Biết về khách hàng) cho cả Bên bán và Bên mua để chắc chắn rằng cả hai bên đủ điều kiện để sử dụng dịch vụ Tài trợ chuỗi cung ứng.
- Bên bán xuất hoá đơn cho Bên mua sau đó Bên bán bán hoá đơn lại cho tổ chức tài chính.
- Tổ chức tài chính ứng trước 80% trị giá hoá đơn.
- Khi hoá đơn đáo hạn, Bên mua thanh toán toàn bộ trị giá đơn hàng cho tổ chức tài chính.
- Ngay sau khi nhận được thanh toán từ Bên mua, tổ chức tài chính sẽ chuyển lại 20% còn lại của trị giá hoá đơn cho Bên bán trừ đi phần chi phí đã thoả thuận trước đó.
Những ý chính:
- Tài trợ chuỗi cung ứng rất quan trọng đối với thương mại quốc tế
Bảo vệ chuỗi cung ứng bằng cách tăng tính thanh khoản và thu hẹp khoảng cách dòng tiền. - Thương mại toàn cầu hiệu quả
Việc tài trợ nâng cao năng lực kinh doanh của các nhà cung cấp và do đó nâng cao năng suất tổng thể của chuỗi cung ứng. - Điều kiện giao dịch tốt hơn
Với nguồn tài chính sẵn có, Bên mua và nhà cung cấp có thể đàm phán các điều khoản tốt hơn với tình hình tài chính được củng cố và giảm rủi ro vỡ nợ.
Chi phí: Ví dụ cụ thể
Công ty TNHH ABC (Bên bán/ Bên mua) là một công ty bán lẻ tại Hồng Kông. Nhà cung cấp là Shoe Pte và chuyên sản xuất tất/vớ trắng. Họ thoả thuận đồng ý các điều khoản được nêu rõ trong đơn hàng:
- Shoe Pte đồng ý sản xuất 1,500,000 đôi vớ trắng với giá 0,85 USD/ đôi. Tổng giá trị đơn hàng là 1,275,000 USD
- Điều khoản thanh toán là 60 ngày sau khi xuất hoá đơn. Hoá đơn có nêu rõ chi tiết đơn hàng hoá, số lượng và các điều khoản vận chuyển.
Trong trường hợp này, Shoe Pte có hai sự lựa chọn:
Không làm gì cả và đợi hoá đơn được thanh toán sau 60 ngày
Làm thế nào ABC Limited có thể gia hạn thời hạn thanh toán với Shoes Pte trong khi vẫn đáp ứng những yêu cầu thanh toán ngay lập tức của họ?
Họ có thể đăng ký Chương trình Tài trợ Chuỗi Cung ứng với một tổ chức tài chính có uy tín như Velotrade.
Phân tích chi phí và lệ phí
Nhà cung cấp và tổ chức tài chính đàm phán các điều khoản tài trợ.
Các điều khoản sau đây đã được thống nhất:
% | Tổng cộng | |
---|---|---|
Số ngày tài trợ | - | 60 |
Giá trị hóa đơn | 100% | 1,275,000.00 |
Số tiền tài trợ | 80% | 1,020,000.00 |
Phí dịch vụ | 1% | 12,750.00 |
Lãi suất | 8% | 13,413.70 |
Hoàn trả khi đáo hạn | 20% - lãi suất | 241,586.30 |
Shoes Pte bán hóa đơn cho công ty tài chính và nhận được khoản chuyển khoản ngay lập tức là 1.020.000 USD – 12.750 USD = 1.007.250 USD trực tiếp vào tài khoản ngân hàng.
Bạn đang thắc mắc cách tính toán cụ thể như thế nào?
Vì đây là hình thức tài trợ chuỗi cung ứng sau giao hàng, nghĩa là hóa đơn đã được phát hành nên việc tính toán chi phí tương đương với chi phí tài trợ cho hóa đơn.
60 ngày sau…
Đầu tiên, ABC Limited (Bên mua) thanh toán lại cho công ty tài chính toàn bộ số tiền trên hóa đơn là 1.275.000 USD.
Sau đó, công ty tài chính chuyển 20% còn lại của hóa đơn trừ lãi suất cho Shoes Pte.
Nghĩa là, 255.000 USD – 13.413,7 USD = 241.586,3 USD là số tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng của Shoes Pte.
Tài trợ chuỗi cung ứng cho phép ABC có giới hạn thanh toán trong 60 ngày sau đó đồng thời cung cấp tạm ứng tiền mặt cho Shoes Pte để đáp ứng nhu cầu dòng tiền ngay lập tức của họ. Điều này tối ưu hóa dòng tiền của cả hai bên.
Tương tự như vậy, ABC Limited có thể tài trợ cho nhiều nhà cung cấp như vậy thông qua tài trợ chuỗi cung ứng.
Nếu Bên bán cung cấp hàng hoá không đúng tiêu chuẩn, bị lỗi hoặc hư hỏng thì kết quả là Bên mua có thể đưa ra tranh chấp thương mại.
Vì vậy, Bên trung gian tài chính có thể yêu cầu Bên bán thanh toán lại cho mình khoản đã ứng trước.
Ngoài ra, bất kể khoản lãi và chi phí phát sinh nào cũng sẽ do Bên bán chịu.
Thu hẹp khoảng cách tài chính chuỗi cung ứng của các ngân hàng
Các chương trình tài trợ chuỗi cung ứng được thiết kế để thu hẹp khoảng cách thanh toán. Tuy nhiên, quá trình phê duyệt tài liệu kéo dài và mệt mỏi của các ngân hàng có thể mất gần một tháng để chuyển tiền.
Ở giai đoạn này, các nhà tài trợ thay thế như Velotrade có thể trợ giúp.
Bằng cách nào?
Hãy cùng tìm hiểu một trường hợp thực tế!
Hãy tưởng tượng tình huống trường hợp dưới đây:
- Nhà cung cấp – Sản xuất nội thất
- Doanh thu hàng năm – 88 triệu
- Bên mua – Các siêu thị và nhà bán lẻ lớn ở Mỹ
- Điều khoản thanh toán – 220 ngày
Nhà cung cấp nhận được đơn đặt hàng lớn tới 50 triệu USD mỗi năm và cần thanh khoản ngay lập tức để thanh toán cho nhà sản xuất.
Nhà cung cấp kết nối với ngân hàng do người mua thuê để tìm kiếm nguồn tài trợ cho chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, ngân hàng mất khoảng 21 ngày để xác minh tất cả các tài liệu. Nhà cung cấp không thể chờ đợi 21 ngày, đặc biệt trong những mùa cao điểm như tháng 7, tháng 8.
Do đó, Nhà cung cấp tìm kiếm sự giúp đỡ từ một nhà tài trợ thay thế.
Quy trình kỹ thuật số của Velotrade tiếp tục thu hẹp khoảng cách này!
Nhà cung cấp tải lên đồng thời các tài liệu trên nền tảng Velotrade và cổng ngân hàng.
Velotrade kiểm tra ngay tất cả tài liệu và giải ngân tiền chỉ trong 3 ngày! Trong khi đó, ngân hàng xác minh và hoàn trả số tiền được tài trợ vào ngày thứ 21.
Điều này tạo ra giá trị cho cả Bên mua và nhà cung cấp.
Đăng ký tài trợ chuỗi cung ứng như thế nào?
Cả Bên mua (thay mặt cho nhà cung cấp của mình) và nhà cung cấp đều có thể đăng ký Tài trợ chuỗi cung ứng.
Nhà cung cấp phải kinh doanh trên 2 năm và có doanh thu trên 1 triệu USD.
Hiểu cách thức hoạt động của tài trợ chuỗi cung ứng ,và liên hệ với chúng tôi!
Tuỳ chỉnh
Đa dạng
Toàn cầu
Giải pháp Tài trợ Chuỗi cung ứng linh hoạt của Velotrade đáp ứng được khối lượng giao dịch lớn, tài trợ vốn cho hàng hóa xuất nhập khẩu từ nhiều nhà cung cấp.