Content
Tài sản với hệ số tương quan thấp giúp cân bằng lại danh mục đầu tư ra sao.
Bước vào năm mới Canh Tý 2020, có một dự báo dường như vô cùng hiển nhiên đó là trong năm nay, các nhà đầu tư sẽ khó có thể đạt được mức lợi nhuận hàng chục triệu đô như họ đã thu về trong 12 tháng vừa qua, khi mà gần như tất cả các nhóm tài sản chính – bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, dầu mỏ, trái phiếu chính phủ và vàng – đều đã có sự tăng trưởng rất mạnh.
Sự gián đoạn lan rộng trong chuỗi cung ứng gây ra bởi các tranh chấp thương mại Mỹ-Trung dai dẳng, cuộc chiến công nghệ đang diễn ra và virus Corona (Covid-19), hiện đang có tác động đáng kể tới các doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Vậy các nhà đầu tư nên đầu tư vào đâu trên một thị trường với các nhóm tài sản đã đạt đỉnh giá trị, đặc biệt là khi viễn cảnh tương lai còn đầy thách thức?
Khi không thể trông cậy vào những nhóm tài sản chính để thu về nguồn lợi nhuận dương và triển vọng của nguồn thu nhập cố định và thị trường tín dụng còn chưa chắc chắn (do mức lãi suất vô cùng thấp) thì đã đến lúc bạn cân bằng lại danh mục đầu tư của mình và phân tán rủi ro thông qua những tài sản có hệ số tương quan thấp.
Thông qua việc khám phá và nỗ lực tìm kiếm các lựa chọn đầu tư mới, bạn sẽ sở hữu một vị trí tốt hơn để đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong một thị trường đang ở trạng thái biến động, nơi mà việc sở hữu nhiều lựa chọn đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng.
Những lợi thế của các loại tài sản thay thế
Các tài sản đầu tư thay thế mang đến cho nhà đầu tư những sự lựa chọn họ cần khi cân nhắc áp dụng một chiến lược thận trọng hơn nhằm bảo vệ họ khỏi những biến động thị trường và rủi ro mất tự tin đầu tư lan rộng.
Tuy nhiên, một số loại tài sản đầu tư phổ biến với hệ số tương quan thị trường thấp như Đầu tư tư nhân, Vốn đầu tư mạo hiểm hay Bất động sản, thường có tính thanh khoản thấp và thiếu đi sự linh hoạt cho phép nhà đầu tư thay đổi chiến lược khi phải đối mặt với tình huống thị trường thay đổi nhanh chóng. Tùy thuộc vào chiếc lược đầu tư của bạn, bạn có thể sẽ không muốn tiền mặt bị ràng buộc dài hạn hoặc phải chịu những khoản phạt khắt khe vì rút tiền trước kì hạn trong trường hợp khủng hoảng.
Nổi bật nhất trong lĩnh vực tài sản đầu tư thay thế chính là Chiết khấu hóa đơn, trong đó hóa đơn từ các nhà cung cấp xuất cho khách hàng hay còn được gọi là Các khoản phải thu khách hàng sẽ được mua lại bởi các nhà đầu tư, với khoản tiền nhận được các nhà cung cấp sẽ có thể đáp ứng được nguồn vốn lưu động cần thiết và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Những hóa đơn này là tài sản hữu hình ngắn hạn, với kì hạn trung bình 50 ngày và một mức lợi nhuận cố định, có tính cạnh tranh cao. Chúng đảm bảo cho nhà đầu tư một tỷ lệ vỡ nợ rất thấp đồng thời giúp họ tránh bị ràng buộc tiền mặt trong thời gian dài nhằm tối đa hóa khả năng thanh khoản. Các khoản phải thu khách hàng sở hữu hệ số tương quan rất thấp với các nhóm tài sản truyền thống như cổ phiếu và trái phiếu và cung cấp một mức độ an toàn cho danh mục đầu tư đa dạng.
Độ tin cậy cao là một yếu tố quyết định đối với nhà đầu tư khi cân nhắc lựa chọn một nhóm tài sản mới và Các khoản phải mang tới một vài lí do giúp họ đưa ra quyết định: mỗi hóa đơn là một tài sản hữu hình đại diện cho một giao dịch giữa nhà cung cấp và khách hàng của họ. Nhà cung cấp có thể thu về ngay lập tức 80% tổng giá trị hóa đơn và khoản còn lại (sau khi trừ phí dịch vụ và giao dịch) sẽ được chuyển nốt sau bên mua đã thanh toán toàn bộ trị giá đơn hàng. Các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm nhờ vào hàng loạt quy trình kiểm soát và cân bằng bao gồm xác minh thông tin của mỗi đối tác thông qua quá trình thu thập thông tin khách hàng (KYC) và đánh giá tín dụng nhằm theo dõi sức khỏe tài chính của khách hàng và bảo đảm cho nhà cung cấp.
Tại sao nên đầu tư vào Tài trợ tài chính thương mại?
Chiết khấu hóa đơn (Hay còn được biết đến là Bao thanh toán) là một công cụ thiết yếu của nền kinh tế toàn cầu và cũng là một nguồn động lực thúc đẩy thương mại quốc tế. Khoảng 80% số lượng giao dịch trên thế giới yêu cầu một phương thức hỗ trợ tài chính mà trước đây thường được cung cấp bởi các ngân hàng.
Tuy nhiên, những thay đổi của thị trường tài chính kể từ cuộc khủng hoảng 2007-8 bao gồm việc giới thiệu Hiệp định Basel với mục tiêu thắt chặt các quy định ngân hàng, đặc biệt là về tỷ lệ an toàn vốn. Các ngân hàng cũng đang phải đối mặt với áp lực về giá cả cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác và còn đang thất bại trên mặt trận công nghệ. Họ vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống lỗi thời và không thể ứng dụng các giải pháp công nghệ mới nhất.
Hậu quả là các ngân hàng đã dần rút lui khỏi lĩnh vực Chiết khấu hóa đơn, từ đó gây ra ảnh hưởng nặng nề tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), những đơn vị chiếm phần lớn trong số các công ty sản xuất tại hầu hết các thị trường ở Châu Á.
Ngày nay, khoảng 60% các yêu cầu tài trợ tài chính thương mại từ những doanh nghiệp nhỏ bị từ chối bởi các ngân hàng và khoảng cách giữa cung và cầu được ước tính lên tới 1.5 nghìn tỷ USD/năm trong năm 2018, dựa theo thông tin từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Những “tay chơi” trong ngành thương mại không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính phổ thông (bao gồm đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp, người mua và trung gian) đã dẫn tới sự xuất hiện của các nền tảng thương mại trực tuyến – giống như Velotrade – và các quỹ đầu tư chuyên dụng.
Với sự thiếu hụt nghiêm trọng của nguồn vốn lưu động, đây chính là một cơ hội vô cùng lớn để đầu tư vào nhóm tài sản đáng tin cậy này. Tuy nhiên, việc quản lý lĩnh vực này đòi hỏi hàng loạt các kỹ năng nằm ngoài kinh nghiệm của nhiều tổ chức đầu tư. Do đó, việc học hỏi là điều cần thiết để gia tăng mức độ hiểu biết và tự tin của các chuyên gia trong ngành.
Thông qua việc hợp tác với một nền tảng được quản lý trực tuyến như Velotrade để đầu tư và các tài sản thay thế, bạn sẽ được tiếp cận với hàng loạt các nhóm khách hàng từ nhiều ngành khác nhau và có thể giảm thiểu rủi ro đầu tư qua việc xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng, có khả năng đương đầu với những bất ổn của nền kinh tế và biến động của thị trường được dự đoán sẽ đến trong năm Canh Tý 2020.
Chia sẻ bởi Velotrade, nền tảng tài trợ vốn cho doanh nghiệp.
Thấy thông tin này hữu ích? Hãy theo dõi Velotrade trên mạng xã hội