Bài học cho ngành tài chính từ Amazon – xu hướng ứng dụng công nghệ và khách hàng là trung tâm
Gần 13 năm sau khi chiếc điện thoại Iphone đầu tiên được công bố bởi Steve Jobs, ngày nay hầu hết mọi người trên khắp thế giới đều mải mê với những trải nghiệm kỹ thuật số tiên tiến do các tập đoàn như Google, Amazon, Facebook và Apple cung cấp thông qua màn hình điện thoại thông minh.
Trong những cái tên quen thuộc này, Amazon chiếm vị trí đứng đầu trong năm 2019, sở hữu danh hiệu Thươnghiệu đắt giá nhất trên thế giới với tổng giá trị hơn 315 tỷ USD, đây là kết quả từ việc Amazon kiểm soát gần 40% số lượng các giao dịch thương mại điện tử của Mỹ; 40% tổng doanh số các đầu sách bán ra; 33% dịch vụ truyền trực tiếp video; và gần 50% ngành công nghiệp điện toán đám mây thông qua Amazon Web Services (AWS).
Tư duy “Sự ám ảnh về khách hàng” (của Jeff Bezos) đã tận dụng công nghệ – bao gồm AWS và các công cụ Học Máy – ngay từ khi mới bắt đầu hình thành để thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó giúp công ty đạt được mức doanh thu trung bình dẫn đầu ngành, 189 USD trên mỗi người truy cập duy nhất.
Kể từ giai đoạn cuối năm 2014, Alexa đã dần dần trở thành một trợ lý ảo vô cùng nổi tiếng, giúp cho công ty chiếm vị trí hàng đầu trong việc phát triển AI (Trí tuệ nhân tạo) và cho phép Amazon triển khai nền tảng giúp các nhà phát triển bên-thứ-ba và các nhà sản xuất phần cứng tích hợp trí tuệ nhân tạo vào các sản phẩm của họ.
Xuyên suốt quá trình phát triển không gặp trở ngại, Amazon tiếp tục thử nghiệm với các dòng sản phẩm mới, dịch vụ mới và các phương thức vận chuyển mới, ví dụ như dịch vụ vô cùng phổ biến là Amazon Prime. Nhờ đó, khối lượng dữ liệu khách hàng ngày càng lớn đã giúp thúc đẩy quá trình ra quyết định chính xác hơn và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn; cải thiện phát triển sản phẩm và quảng bá để tăng thêm doanh số bán hàng.
Có rất nhiều bài học có thể rút ra được từ Amazon xung quanh vấn đề làm thế nào để các doanh nghiệp có thể tối đa hóa giá trị mà công nghệ có thể mang lại – ví dụ như nhu cầu lên kế hoạch chiến lược rõ ràng, tập trung mạnh mẽ vào khách hàng, phân tích chuyên sâu dữ liệu và áp dụng sớm các xu hướng công nghệ chủ chốt, như AI.
Không có lĩnh vực nào mà những bài học trên cần được áp dụng phù hợp hơn ngoài lĩnh vực tài chính, nơi mà sự đổi mới đã bị trì hoãn do các quy định được đưa ra hậu khủng hoảng tài chính giai đoạn 2007-2008; và nơi mà quy trình số hóa hiện nay mới đang dần được ứng dụng bởi những ngân hàng đầu tư truyền thống. Ngoài ra, những nhà đầu tư lâu năm có quyền lực, sự giám sát khắt khe trong ngành và sự can thiệp của chính phủ cũng góp phần kìm hãm tăng trưởng.
Giải quyết những thách thức của một thị trường với tốc độ thay đổi chóng mặt
Một trong những sự phát triển quan trọng trong dịch vụ tài chính nằm ở các nền tảng thanh toán, nơi mà các “ông lớn” trong lĩnh vực tiêu dùng như Tencent – với Ứng dụng thanh toán WeChat pay – đã xây dựng một cơ sở khách hàng với hơn 900 triệu người dùng (Active User). Gấp gần 10 lần về số lượng khách hàng so với các ngân hàng truyền thống, WeChat sở hữu một khối lượng lớn dữ liệu khách hàng để sử dụng trong việc đưa ra các quyết định tín dụng và cơ hội để chiếm lấy một khối lượng thị phần lớn từ tay các đối thủ.
Với việc các rào cản giữa công nghệ và tài chính đang dần biến mất, các công ty công nghệ tiêu dùng lớn – chủ yếu là Facebook và Google – đang nhắm tới các dịch vụ tài chính, ví dụ như lĩnh vực thanh toán di động, chắc chắn dẫn đến sự gia tăng cạnh tranh, mức độ tự động hóa cao hơn và cắt giảm nhân sự khi xảy ra sự hợp nhất thị trường.
Các ngân hàng lâu đời và những công ty lớn trên thị trường tài chính có nguy cơ đánh mất một mảng lớn trong hoạt động kinh doanh của họ nếu họ không ứng dụng số hóa một cách hiệu quả, và vì vậy, họ phải sẵn sàng giải quyết những mối đe dọa như vậy thông qua việc vạch ra một kế hoạch tập trung nhằm giải quyết sự biến động thị trường sắp xảy ra.
Tuy nhiên, rất nhiều những công ty hàng đầu trong ngành đã gặp phải nhiều khó khăn trong việc thích ứng với bối cảnh thay đổi nhanh chóng của ngành, loại bỏ những dịch vụ thu về ít lợi nhuận, từ đó tạo ra các khoảng trống trên thị trường mà các nhà cung cấp dịch vụ mới hiện đang hy vọng sẽ lấp đầy.
Công nghệ cung cấp một phương án giải quyết đầy tiềm năng cho vấn đề nan giải này: xu hướng công nghệ như Điện toán đám mây, AI và Nhận diện giọng nói có thể được kết hợp để mang đến một thế hệ mới các dịch vụ tài chính với mức sinh lời cao hơn.
Bài học rút ra cho các công ty lâu năm chính là thay đổi hoặc thất bại. Mặc dù đúng là cải tiến công nghệ đòi hỏi một khoản đầu tư lớn về mặt tài chính, nhưng điều đó vẫn tốt hơn so với phương án còn lại. Để có thể tồn tại thì phải biết làm chủ công nghệ.
Một phương án mà các ngân hàng có thể cân nhắc chính là áp dụng các dịch vụ “nhãn trắng” từ các công ty Fintech để lấp đầy khoảng trống trong danh mục các giải pháp tài chính của họ. Giải pháp thay thế cho việc phát triển nội bộ này có thể tránh được những trở ngại về tổ chức nội bộ và đẩy nhanh tốc độ triển khai chiến lược mới, hướng đi mới để đương đầu với một thị trường với tốc độ thay đổi chóng mặt, đồng thời dần dần chuyển sang số hóa rộng rãi các loại hình dịch vụ.
Vai trò của các công ty Fintech trong việc cải tiến các dịch vụ tài chính
Các công ty Fintech như WeLab, Cortera và Velotrade đang tạo ra sự thu hút thông qua việc phát triển các dịch vụ trực tuyến tận dụng công nghệ đến tiềm năng tối đa trong lĩnh vực ngân hàng trực tuyến, chấm điểm tín dụng và tài trợ tài chính thương mại.
Nhiều các dịch vụ tài chính sử dụng hệ thống công nghệ thông tin lạc hậu và phần mềm lỗi thời, cản trở quá trình hiện đại hóa và việc áp dụng các quy trình và dịch vụ tốt hơn, tiên tiến hơn.
Tài trợ thương mại là một trong những ví dụ về một dịch vụ bị hạn chế nghiêm trọng về khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của sự trao đổi toàn cầu về hàng hóa và dịch vụ. Do đó, lĩnh vực này phải chịu gánh nặng của lỗ hổng tài trợ thương mại với giá trị 1,5 nghìn tỷ USD.
Tín dụng thư vẫn còn là một phương thức tài trợ phổ biến cho nhiều thỏa thuận thương mại, yêu cầu bảo lãnh bằng văn bản cho mỗi giao dịch giữa các ngân hàng đại diện cho bên mua và bên bán là một trong nhiều bước thuộc quy trình phức tạp, tốn thời gian và đắt đỏ này.
Rất nhiều những phương thức tài trợ thay thế khác đã tồn tại, bao gồm các nền tảng số hóa cho phép bên mua và bên bán giao dịch trực tiếp với nhau thông qua quy trình Chiết khấu hóa đơn (hoặc Bao thanh toán). Mỗi hóa đơn sẽ được tài trợ độc lập chỉ với vài thao tác trên ứng dụng điện thoại hoặc máy tính, thông qua một phiên đấu giá được tổ chức giữa các nhà đầu tư tiềm năng có đủ điều kiện.
Các đơn vị bán hóa đơn được tận hưởng sự linh hoạt của dịch vụ với khả năng cải thiện dòng tiền của họ, giải phóng tiền để trang trải cho các hoạt động kinh doanh và những yêu cầu về vốn lưu động, để họ có thể nhanh chóng chi trả cho các chỉ phí mà không phải chờ đợi các hóa đơn được thanh toán sau 30-90 ngày.
Các nhà đầu tư hưởng lợi từ việc tiếp cận với loại tài sản mới – trước đây từng bị kiểm soát bởi các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn – và được hưởng thời gian đầu tư ngắn hạn với độ an toàn cao tại mức tỷ suất lợi nhuận có tính cạnh tranh.
Thông qua việc giới thiệu công nghệ để hiện đại hóa các dịch vụ tài chính như Tài trợ Thương mại, các công ty Fintech đang học hỏi từ Amazon: tập trung mạnh mẽ vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng những nền tảng giúp tối đa hóa khả năng tiếp cận cho người sử dụng; tận dụng những sự phát triển quan trọng trong lĩnh vực phân tích dữ liệu và AI; đồng thời đồng thời nghiên cứu lợi ích của các công cụ thế hệ tiếp theo như công nghệ Blockchain, nhằm tiếp tục quá trình cải tiến.
Chia sẻ bởi Velotrade, nền tảng tài trợ vốn cho doanh nghiệp.
Thấy thông tin này hữu ích? Hãy theo dõi Velotrade trên mạng xã hội